Học được gì từ văn hóa trà đạo Nhật Bản

Trà đạo, Zen tea là một nét văn hóa trà đạo độc đáo đã được hình thành từ lâu tại Nhật Bản. Đây không đơn giản là uống trà, mà còn ẩn chứa cả nghệ thuật sống trong việc thưởng thức 1 tách trà.

Người Châu Á chúng ta nói chung và người Nhật Bản nói riêng đều có chung sở thích uống trà. Tùy theo mỗi nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, mà cách thưởng thức trà sẽ khác nhau. Việt Nam thưởng thức trà theo cách người Việt Nam; người Nhật Bản thưởng thức trà theo kiểu người Nhật Bản. Đó chính là nét văn hóa, là bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia làm nên thương hiệu của mỗi quốc gia đó.

Nguồn gốc trà đạo Nhật Bản

Vào thế kỷ thứ VIII (thời Nara), trà được du nhập sang Nhật Bản, tuy nhiên số người biết dùng trà cũng rất ít. Việc uống trà chỉ là một trong những hình thức ẩm thực sang trọng của giới quý tộc, vương giả.

Đầu thế kỷ XIII (thời Kamakura), một cao tăng thuộc phái thiền Rinzai của Nhật Bản là Thiền sư Eisai (1141-1215). Đã mang một thứ trà xanh dạng bột, gọi là matcha, từ Trung Hoa về Nhật Bản.

Đến giữa thế kỷ XIV (thời Muromachi), việc uống trà được phổ biến đến giới bình dân. Cách thức uống trà của người Nhật Bản giống như người Trung Hoa, chủ yếu thưởng ngoạn phong cảnh, đối ẩm, thưởng thức vị trà.

Cuối thế kỷ XV (thời Chiến quốc), một người tên là Murata Jukou (1423-1502), là học trò của nhà Thiền sư Ikyu (1394-1481) phái thiền Rinzai.

Vào cuối thế kỷ XVI (thời Azuchi Momoyama), một người Nhật Bản là ông Senno Rikyu (1522-1591) kết hợp việc uống trà với các triết lý Thiền hình thành một trường phái có cách pha và uống trà khác biệt với thông thường.

Trà đạo Nhật Bản chính là nghệ thuật

Ở Nhật Bản cổ đại, uống trà cũng được coi là một thú vui tương tự như uống rượu. Ngày nay, nó đã trở thành một nền văn hoá hơn 400 năm tuổi.  Không ngoa khi nói rằng trà đạo là một nghệ thuật toàn diện của văn hóa Nhật Bản. Ngoài nghi thức độc đáo về cách pha trà và thưởng trà, bộ trà và phòng trà cũng được bày trí cẩn thận. Trong phòng sẽ có những bức tranh và thư pháp toát lên vẻ thanh lịch. Một số bộ trà khá đắt tiền do lịch sử lâu đời hoặc do nó là thiết kế của các nghệ nhân bậc thầy.

Sinh viên học trà đạo

Tại Nhật Bản, nơi lịch sử và văn hóa được coi trọng, nhiều trường cao đẳng và đại học có “khoa trà đạo”. Đa số sinh viên theo học là nữ giới. Đặc biệt, phụ nữ sống ở Kyoto gần như đều học trà đạo. Ngoài ra, “Văn hóa trà” sẽ được tổ chức vào giữa tháng 10 hàng năm. Nó sẽ được chia thành các cấp từ 1 đến 4 và có các phòng thi trong cả nước.

Trà đạo không đơn thuần là uống trà

Không dừng lại ở việc pha trà và uống trà, trà đạo của người Nhật còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch.

“Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên; sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.

Thiết kế và bài trí phòng trà

Nơi trải nghiệm trà đạo được gọi là phòng trà. Trong nhà được trang bị các hốc, bếp lò, và các dụng cụ như nước đun sôi, trà. Dụng cụ làm sạch được đặt trong một túp lều gọi là nhà nước. Các cửa sổ được làm bằng giấy. Bức tường được treo thư pháp và tranh. Những chiếc bình được sắp xếp và cắm hoa theo mùa.

Nét văn hóa tinh túy trong trà đạo Nhật Bản

Không gian thưởng thức trà đạo Nhật Bản

Với người Nhật, trà đạo (chadou, sadou, chanoyu) là một hình thức uống trà để giải trí trong bầu không gian tĩnh lặng. Mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên.

Phòng trà được bày biện rất đơn giản; nhưng khách có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà. Khi khách đến, sẽ được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi.

Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra khu vườn dẫn đến phòng trà. Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo; mỗi thứ trong vườn đều mang một biểu tượng riêng đem lại cảm giác thanh bình, yên ả. Tại đây, khách dừng lại dùng vòi nước có sẵn trong vườn để rửa tay trước khi vào phòng trà. Chủ nhà trong bộ kimono truyền thống cúi mình tiếp đón khách một cách nhẹ nhàng và lịch sự ngay ngưỡng cửa của phòng trà. Lối vào phòng trà thường bao giờ cũng thấp khiến mọi người đều phải cúi mình để đi, tượng trưng sự cung kính và khiêm tốn.

Để thưởng thức trà đạo hoàn chỉnh, thì người Nhật phải tiến hành các bước sau:

Bước thứ nhất: Nước pha trà – Nước pha trà chỉ khoảng từ 80 độ đến 90 độ và người Nhật không bao giờ lấy nước sôi 100 độ hay nước đang sôi để pha trà. Vì như thế, nước trà sẽ đẹp mắt hơn.

Bước thứ hai: Làm ấm dụng cụ pha trà và chén uống trà. Trước khi pha trà, chén uống và ấm pha phải được tráng bằng nước sôi ở trong bình thủy tinh. Mục đích là làm ấm dụng cụ pha và chén uống. Sau đó, sẽ lau khô bằng khăn để sử dụng.

Bước thứ ba: Pha trà – Thông thường người ta hay sử dụng loại trà xanh trung bình để pha. Với loại trà này, người ta thường pha làm 3 lần:

Lần 1: Chỉ sử dụng nước nóng khoảng 60 độ để pha trà. Với nhiệt độ này, thì phải ngâm trà 2 phút để cho trà ngấm thì mới rót ra mời khách. Để có được nhiệt độ khoảng 60 độ thì người ta phải rót nước sôi từ bình thủy tinh ra một bình trà khác nhằm cho giảm nhiệt độ như yêu cầu để pha trà.

Lần 2: Lúc này khi trà đã ngấm và nở, người pha trà phải dùng nước có nhiệt độ khoảng 80 độ để pha. Chỉ cần để khoảng 40 giây là có thể rót ra mời khách được.

Lần 3: Cũng pha tương tự như lần 2, chỉ có điều là nước pha ở lần 3 này khoảng 90 độ C.

Lượng nước pha trà của mỗi lẫn sẽ chỉ đủ rót ra cho khách. Không nên pha quá nhiều nước hay ít nước làm chè quá loãng hay quá đặc.

Bước thứ tư: Rót trà; để tránh tình trạng rót trước rót sau khiến độ đậm nhạt của trà khác nhau. Vì thế, trước khi mời khách người rót trà thường rót lần lượt vào mỗi chén khoảng 1/3 chén. Sau đó sẽ rót lần thứ 2 nhưng không phải rót xuôi mà rót ngược lại. Mỗi lần rót đều ngược nhau đến khi đầy chén. Nhằm mục đích cho vị trà đều ở các chén. Sau đó mới đem ra mời khách.

Bước thứ năm: Uống trà để tăng thêm hương vị của trà. Nên trong quá trình uống trà, người Nhật thường sử dụng thêm một số loại bánh ngọt. Trước khi uống, tất cả người uống phải ăn hết bánh trong miệng mới được uống trà để cảm nhận được vị ngon của trà xanh hơn.

Ý nghĩa đích thực của “Trà đạo” trong văn hoá Nhật Bản được hiểu là “Hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”.